Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn trong kinh doanh một cách đáng kể cho các doanh nghiệp và khối văn phòng trên khắp cả nước. Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch , ở mọi nơi mà dịch bệnh bùng phát, đều phải có các biện pháp cách ly đồng nghĩa với việc tránh tụ tập, nhiều người, đóng cửa các trung tâm giải trí (rạp chiếu phim, phố đi bộ, quán bar, câu lạc bộ,…) cũng như các địa điểm du lịch, các địa điểm tổ chức lễ hội.

Tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn ra trên toàn cầu cùng việc bùng phát trở lại tại Việt Nam, một số lượng lớn nhân viên phải làm việc tại nhà. Tình trạng thiếu việc làm vì sản xuất trì trệ, cùng với đó là thiếu nhân sự đang đảm nhiệm công việc tại nhiều doanh nghiệp do hạn chế đi lại, việc đòi hỏi chính sách làm việc và sắp xếp công việc linh hoạt trong mùa dịch khiến bộ phận Nhân sự của các công ty cùng người quản lý đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Ngoài ra, các quy tắc, quy định đang thay đổi nhanh chóng do yêu cầu, đòi hỏi cần phải nắm bắt kịp thời và áp dụng đúng.

Ở lần chống Đại dịch lần thứ nhất, Việt Nam đã đình chỉ cấp giấy phép lao động mới từ ngày 17/3 và cấm tất cả người nước ngoài (trừ các nhà ngoại giao, quan chức, chuyên gia, lao động tay nghề cao), bất kể họ có thị thực, nhập cảnh vào đất nước từ ngày 22/3.

Điều này đã tạo ra các vấn đề cho những công ty dựa vào nguồn nhân viên nước ngoài trong hoạt động của họ nhưng cũng tạo ra các vấn đề lớn đến nhân viên, lao động trong nước.

Các bộ phận nhân sự đã phải đưa ra những hướng dẫn trong khoảng thời gian ngắn và quản lý nhân viên theo một cách tốt nhất trong khả năng của họ do những diễn biến nhanh chóng liên quan đến đại dịch toàn cầu.

Dưới đây là một số vấn đề về nhân sự mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong thời gian này và có thể kéo dài đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

Ngừng công việc

Theo bộ luật lao động, nếu doanh nghiệp bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động (tối đa hai năm) do dịch bệnh, chẳng hạn như COVID-19, người sử dụng lao động và người lao động có thể thương lượng mức lương trong thời gian tạm ngừng hoạt động. Tuy nhiên, mức này không thể thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Các mức lương tối thiểu vùng đã được nâng lên trong tháng 1/2020 và thay đổi từ 3.070.000 VNĐ đến 4.420.000 VNĐ tùy thuộc vào từng vùng. Điều này cũng áp dụng cho những nhân viên, lao động đang không thể làm việc do nhiễm dịch bệnh.

Tuy nhiên, pháp luật hiện nay không đưa ra các quy định, phương án rõ ràng những công việc kinh doanh (như quán bar, câu lạc bộ, nhà hàng, rạp chiếu phim…) phải làm gì khi bị chính quyền buộc họ phải đóng cửa để tránh tụ tập đông người. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) trong Công văn 1064 / LĐTBXH-QHLĐTL đã nêu ra rằng, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến ngừng việc thì việc thanh toán tiền lương trong thời gian ngừng việc đó có thể được xem xét và thay đổi.

Chế độ bảo hiểm xã hội

Về đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên trong tháng sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH và do vậy không phải đóng BHXH hoặc không được hưởng các chế độ BHXH trong thời gian đó. Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động và người lao động vẫn được áp dụng đối với người lao động nghỉ hàng năm hoặc nghỉ không hưởng lương dưới 14 ngày trong tháng.

Tuy nhiên, Chính phủ sẽ đài thọ mọi chi phí cho những công nhân đang trong diện kiểm dịch, cách ly hoặc đang phục hồi do mắc COVID-19. Điều này áp dụng cho kiểm dịch và cách ly y tế bắt buộc. Người sử dụng lao động, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm và ngân sách của chính phủ sẽ được sử dụng để chi trả toàn bộ.

Ngoài ra, ngày 16/3, Bộ LĐTB & XH đã ban hành văn bản cho phép các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được phép tạm dừng đóng vào quỹ như hưu trí và tử tuất của bảo hiểm xã hội cho đến ngày 30 tháng 6. Nếu đại dịch kéo dài hơn, các doanh nghiệp sẽ có thể tiếp tục xin gia hạn. Điều này áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp có tỷ lệ 50% nhân viên bị mất việc làm.

Thách thức kinh doanh, chuyển đổi nhân sự

Bộ LĐTBXH ngày 25/3 đã ban hành Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL hướng dẫn áp dụng cho luật lao động trong mùa dịch COVID-19.

Các doanh nghiệp có nhu cầu có thể tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc hoặc bộ phận khác do đại dịch, được phép thực hiện nhưng không quá 60 ngày làm việc trong năm trừ khi người lao động đồng ý làm hơn mức quy định. Nếu mức lương mới thấp hơn ở công việc cũ thì người lao động sẽ được nhận mức lương cũ trong 30 ngày làm việc, trước khi nhận mức lương mới, tuy nhiên mức lương mới ít nhất phải bằng 85% mức lương cũ và không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vùng.

Trường hợp doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do ngừng việc, ngừng sản xuất  kéo dài thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động. Điều này cũng chỉ áp dụng cho các công ty trong diện phải hạn chế sản xuất.

Tuy nhiên, để chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải báo trước thời hạn là 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn và 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn và phải trả trợ cấp thôi việc.

Điều tiết khi có dịch:

Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động từ một tháng trở lên do người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn thì tạm dừng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Luật 58/2014/QH13 về bảo hiểm xã hội nếu:

  • Ít nhất 50% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không có việc làm
  • Doanh nghiệp bị thiệt hại 50% tổng tài sản (không bao gồm giá trị đất).

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bằng cách báo trước ba ngày làm việc khi người lao động ốm đau hoặc vẫn không thể làm việc sau khi được điều trị y tế cho các trường hợp sau:

  • Mười hai tháng liên tục (hợp đồng lao động không xác định thời hạn);
  • Sáu tháng liên tục (hợp đồng lao động xác định thời hạn);
  • Quá nửa thời hạn hợp đồng (hợp đồng lao động dưới mười hai tháng).

Một số kiến nghị khác

Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động trong thời gian này nên tuân thủ tất cả các luật và quy định của địa phương. Ví dụ, chính quyền Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã hạn chế tất cả các hoạt động kinh doanh không thiết yếu và hạn chế tụ tập trên 10 người. Từ đó, doanh nghiệp có thể:

  • Sắp xếp công việc linh hoạt cho nhân viên bao gồm các lựa chọn làm việc tại nhà;
  • Tiến hành kiểm tra quan sát và đo nhiệt độ đối với những nhân viên ra vào văn phòng;
  • Giáo dục cho nhân viên về COVID-19 và các biện pháp phòng ngừa;
  • Truyền đạt nội bộ cho nhân viên để quản lý, tránh sự sợ hãi và hoảng loạn;
  • Cân nhắc thay đổi luân phiên, chuẩn bị sẵn các địa điểm dự phòng và chia nhóm;
  • Xây dựng quy trình truy tìm tiếp xúc để xác định những người đã tiếp xúc với nhân viên bị nhiễm bệnh;
  • Sử dụng các cuộc họp trực tuyến với nhân viên cũng như khách hàng. Có cơ sở hạ tầng hoặc ứng dụng CNTT mạnh mẽ để hỗ trợ cuộc gọi hội nghị /video;
  • Đảm bảo các thủ tục quản lý khủng hoảng được áp dụng và xem xét các chính sách và thủ tục hiện có;
  • Xác định các chức năng kinh doanh quan trọng và phát triển các chiến lược phục hồi và phát triển.

Chính phủ có thể sẽ ban hành thêm các quy định và làm rõ ràng hơn nữa, tùy thuộc vào sự phát triển, thay đổi liên quan đến COVID-19.

Covid lần 1 hay lần 2 chỉ là một trong những khủng hoảng mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong suốt lịch sử kinh doanh, đây chính là những “chướng ngại vật” để thử thách toàn bộ kết cấu, yêu cầu doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng với nhiều kịch bản rủi ro khác nhau. Mô hình, bộ máy của doanh nghiệp, khi đã có sự hiệu quả hay có những linh hoạt đúng đắn thì sẽ sớm vượt qua mọi khó khăn.

Theo Vietnam Briefing

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *