Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đến giao dịch trên toàn cầu và làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Covid-19 đã khiến Trung Quốc phải đóng cửa các cơ sở sản xuất trong một thời gian dài. Khi Trung Quốc, nơi được biết đến như là nhà máy của thế giới, đóng cửa các nhà máy đã dẫn đến một hiệu ứng gợn sóng làm hỏng chuỗi cung ứng toàn cầu với các doanh nghiệp đang vật lộn để tìm nguồn nguyên liệu thô.

Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến Việt Nam, khi nước ta đang phụ thuộc vào Trung Quốc để nhập nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp đồng thời xuất khẩu sang nước này. Một cuộc khảo sát vào tháng 2 của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) cho thấy họ cũng đang gặp những khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng và nguyên liệu từ các nhà cung cấp Trung Quốc.

Các doanh nghiệp đã phải tạm ngừng sản xuất

Một số doanh nghiệp sản xuất ô tô như Honda, Toyota, Nissan và Ford có nhà máy sản xuất tại Việt Nam đã tạm ngừng sản xuất do đại dịch. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam đang phải đối mặt với sự gián đoạn, đặc biệt là vào thời điểm Việt Nam thực hiện cách ly xã hội kéo dài hai tuần, chỉ có các doanh nghiệp thiết yếu được hoạt động.

Tuy nhiên, trong khi phải chịu tác động tiệu cực của COVID-19, thì theo Ngân hành Thế giới nền kinh tế của Việt Nam vẫn có khả năng phục hồi nhanh chóng. Trong báo cáo “East Asian and the Pacific in the Time of COVID-19”, Việt Nam, trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, đã phải chịu thiệt hại do Covid gây ra đối với sản xuất và du lịch. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn tăng 8% trong 2 tháng đầu năm, trong khi FDI lên tới 2,5 tỷ USD.

Tuy đây vẫn là một thời điểm khó khăn nhưng Việt Nam đã sẵn sàng để vượt qua cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Báo cáo cũng nêu rằng tuy đại dịch có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian ngắn thì về lâu dài, Việt Nam có thể quản lý những rủi ro từ bên ngoài bằng cách đa dạng hóa dòng chảy thương mại và cải thiện khả năng cạnh tranh.

Chuỗi cung ứng gia tăng

Mặc dù vậy, khi một quốc gia đang đóng cửa biên giới và hạn chế thương mại, các quốc gia khác sẽ gặp khó khăn khi mở cửa biên giới cho các hoạt động cần thiết. Ví dụ, khi một cảng ở Vũ Hán – tâm chấn của đại dịch – mở cửa kinh doanh, thì một số quốc gia lại đang đóng cửa biên giới vào chính thời gian đó. Ví dụ như: Ethiopia đã đóng cửa biên giới đất liền, Myanmar đã hủy tất cả các chuyến bay thương mại, trong khi Mỹ, Canada và hầu hết các nước châu Âu đưa ra các lệnh hạn chế.

Hầu hết các quốc gia đều phải đỉnh chỉ các chuyến bay chở khách. Việt Nam cũng đã đình chỉ tất cả các chuyến bay chở khách quốc tế từ ngày 1 tháng Tư, các chuyến bay nội địa cũng cực kỳ hạn chế trong thời gian cách ly xã hội. Do các chuyến bay chở khách cũng vận chuyển hàng hóa và với số lượng máy bay ít, giá cước vận tải hàng không đã tăng vọt. Tại Trung Quốc, các mức giá này đã tang tới 200% đối với các điểm đến ở Đông Nam Á và hơn 100% đến châu Âu và Mỹ theo chỉ số TAC đo lường giá cước vận tải hàng không.

Một ví dụ khác là Samsung, doanh nghiệp sản xuất hầu hết sản phẩm điện thoại thông minh tại Việt Nam, đã sử dụng máy bay để vận chuyển phụ tùng và linh kiện. Do trong tương lai gần đa số các quốc gia sẽ đóng cửa mọi hoạt động với các nước khác, giá cước vận tải hàng không dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Mặt khác, do nhu cầu ít hơn, các đơn đặt hàng bị hủy đang dẫn đến sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu. Điều này buộc các công ty phải sa thải nhân viên. Gần đây, với việc bênh nhân nhiễm COVID-19 đang tăng theo cấp số nhân ở Mỹ và sự sụt giảm của thị trường tiêu thụ, các đơn vị sản xuất đồ nội thất ở Việt Nam cũng đang chịu những tác động. Để vượt qua khó khan này, một số nhà máy đã giảm lực lượng lao động và tạm thời ngừng hoạt động dây chuyền sản xuất. Một số nhà máy khác đang kéo dài thời gian nghỉ, trong khi một số nhà máy đang hoạt động theo ca với số giờ giảm.

Cơ hội cho lĩnh vực mua sắm trực tuyến

Trong khi đại dịch đã trở thành thảm họa đối với một số người, thì nó cũng tạo ra cơ hội cho những người khác. Việc mua sắm thực phẩm trực tuyến và dịch vụ giao đồ ăn tăng vọt. Chuỗi siêu thị BigC cho biết các cửa hàng tại miền Nam Việt Nam báo cáo đã có 3000 đơn đặt hàng trực tuyến trong tháng 3, tăng 1.000 đơn so với tháng trước.

Đại dịch đã thay đổi xu hướng tiêu dùng; một cuộc khảo sát của Nielsen Việt Nam cho thấy mọi người đã giảm 50% tần suất ghé thăm các siêu thị. Khi thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển, đại dịch đã giup đẩy nhanh sự thay đổi này.

Các doanh nghiệp có thể làm gì để giữ các chuỗi cung ứng của họ?

Đa dạng hóa

Các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Đại dịch là một lời cảnh tỉnh tốt khiến các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa. Các công ty lớn như Apple, Google và Samsung đã và đang làm điều này. Các công ty này đã tìm kiếm nguồn khác như Ấn Độ. Chính phủ cũng có thể góp phần giúp các doanh nghiệp.

Ví dụ, Nhật Bản đã dành hơn 2 tỷ USD trong gói phục hồi do corona để giúp các công ty chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Năm ngoái, Việt Nam đã nhập khẩu gần 4 tỷ USD phụ tùng xe hơi. Khi nguyên liệu từ Trung Quốc bị ép, Việt Nam có thể tìm đến Hàn Quốc và Nhật Bản để nhập liệu.

Các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách tránh phụ thuộc vào Trung Quốc để bảo vệ chuỗi cung ứng của họ. Điều này có nghĩa là tìm nguồn cung ứng ở các quốc gia khác tùy thuộc vào loại ngành công nghiệp và nguyên liệu thô. Khi nhu cầu đang ở mức hạn chế, đây sẽ là thời điểm tốt để các nhà đầu tư thực hiện việc tìm kiếm.

Các kênh phân phối trực tuyến

Các doanh nghiệp nên đầu tư vào các kênh phân phối trực tuyến. Khi nhiều người tiêu dùng làm việc ở nhà, việc tìm các tiếp cận trực tiếp với khách hàng sẽ là điều bắt buộc. Điều này có nghĩa là các cửa hàng nên xem xét các cách để tương tác và giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

Các bên thứ 3 cung cấp dịch vụ hậu cần có thể đảm nhận vấn đề cung cấp các kênh phân phối trực tuyến nhưng trong khoảng thời gian này họ cũng sẽ gặp vấn đề trì hoãn. Tuy rằng lượng tiệu thụ giảm nhưng vẫn sẽ luôn có nhu cầu về sản phẩm, cho phép các doanh nghiệp hoạt động ở môt mức độ nhất định cho đến khi đại dịch được kiểm soát.

Đàm phán lại các hợp đồng

Đàm phán lại hợp đồng với các nhà cung cấp, chủ nợ và chủ nhà đất. Các doanh nghiệp cần vốn lưu động để hoạt động và do đó các doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách làm việc với các nhà cung cấp để đàm phán lại hợp đồng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mua nguyên liệu thô ở mức hạn chế hoặc trì hoãn các lô hàng. Các doanh nghiệp cũng có thể thương lượng với khách hàng để thanh toán sớm bằng cách giảm giá cho họ hoặc có một số nhượng bộ khác để tiếp tục dòng tiền. Các doanh nghiệp cũng có thể xem xét mua số lượng lớn để được giảm giá và lưu trữ đầu vào để chuẩn bị cho dài hạn.

Doanh nghiệp nên cố gắng duy trì hoạt động

Đóng cửa việc sản xuất và bắt đầu lại sẽ tốn của doanh nghiệp rất nhiều chi phí. Doanh nghiệp nên thử giảm hoạt động càng nhiều càng tốt mà không cần dừng hoạt động. Việc khởi động lại có thể khiến một doanh nghiệp tìm kiếm nhà cung cấp và nhân viên mới. Ngoài ra, máy móc khi không sản xuất đòi hỏi chi phí bảo trì và chi phí bổ sung khi sản xuất trở lại. Đây là một sự hao tổn lớn về tài chính của doanh nghiệp. Các công ty nên làm một phân tích chi phí cơ hội và xem đi theo hướng nào phù hợp nhất.

Ưu đãi của chính phủ

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực giúp đỡ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Gần đây nhất, chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2020 / ND-CP vào ngày 8 tháng 4. Nghị định cho phép gia hạn thời hạn thuế bao gồm VAT, thuế TNDN và thuế TNCN và tiền thuê đất cho năm lĩnh vực kinh doanh trong 5 tháng.

Chuỗi cung ứng sẽ phải thay đổi

Đại dịch COVID-19 đã và đang thay đổi cách các công ty kinh doanh trong những năm tới. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần nhận ra rằng nhu cầu sẽ tăng trở lại khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng dần thích nghi trong thời gian dài. Theo ghi nhận của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể chịu tổn thất ngắn hạn nhưng các yếu tố cơ bản cho tăng trưởng dài hạn vẫn rất tốt và có khả năng vượt qua khủng hoảng.

Ngoài một số hiệp định thương mại tự do, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8 vừa qua sẽ mang đến cơ hội hơn nữa cho cả hai bên để mở rộng nền kinh tế. Mức độ tiêu dùng nội địa Việt Nam cũng là một yếu tố đáng kể để thu hút khả năng đầu tư của nước ngoài.

Tuy nhiên, đại dịch sẽ buộc các doanh nghiệp thay đổi chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp sẽ phải đổi mới nhiều hơn nữa và chuẩn bị cho khối lượng nhu cầu, mô hình và xu hướng mới. Việt Nam đang duy trì một chiến lược dài hạn và các doanh nghiệp có thể sử dụng cơ hội để học hỏi và chuẩn bị các hoạt động cho tăng trưởng dài hạn

Theo Vietnam Briefing

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *