Trái với sự sợ hãi của đám đông, nhiều startup Việt vẫn kiên cường không chỉ trụ vững mà còn liên tiếp gọi đầu tư thành công trong bối cảnh các hoạt động kinh tế trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng nặng nề. Trong 4 tháng đầu năm 2020, 4 startup đã nhận được vốn đầu tư 7 con số từ quỹ ngoại, tự tin bùng nổ khi bão tan.

Thuocsi.vn

Số tiền đầu tư: 2,5 triệu USD

Vòng gọi vốn: Pre- Series A

Các nhà đầu tư: Sequoia Capital, Cocoon Capital và Genesia Ventures

Được thành lập vào năm 2018 bởi Hoàng Nguyễn, nhận thấy tình trạng thiếu thuốc ở nông thôn Đông Nam Á và 80% nhà thuốc, phòng khám và bệnh viện tại Việt Nam đang phụ thuộc vào các đại diện phi chính thống khi đặt sản phẩm. Vì thế, Thuocsi.vn cung cấp một giải pháp an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả hơn để định giá và phân phối sản phẩm bằng cách liên kết các nhà thuốc với các nhà phân phối được cấp phép. Thuocsi.vn cung cấp nhiều loại hình sản phẩm cùng với đó là cam kết về tính minh bạch giá cả và giao hàng nhanh

Theo dữ liệu tự công bố, Thuocsi.vn đã đón tăng trưởng 250% trong sáu tháng qua với 7.000 nhà thuốc, phòng khám và bệnh viện trên khắp Việt Nam. Nó cũng đã mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, nhà phân phối và nhà sản xuất thêm 700 đối tác.

FINHAY


Số tiền đầu tư: Không công bố (7 con số)Founder của Finhay – Nghiêm Xuân Huy

Vòng gọi vốn: Không công bố

Các nhà đầu tư: Jeffrey Cruttenden, công ty CP Chứng khoán Thiên Việt

Thành lập năm 2017, Finhay hướng tới mục tiêu giúp các bạn trẻ Millennials (thế hệ sinh ra trong giai đoạn 1980 – 2000) tiếp cận các quỹ tài chính tại Việt Nam để tiết kiệm thông minh, giống như một huấn luyện viên tài chính số giúp người dùng tạo dựng thói quen tích lũy, gây dựng và bảo vệ gia sản một cách thông minh. Finhay kết nối giới đầu tư nhỏ lẻ có vốn chỉ từ 50.000 đồng với các quỹ tài chính tại Việt Nam. Ứng dụng của Finhay tự động phân tích khẩu vị rủi ro của người dùng và đề xuất cách phân bổ tiền đến quỹ phù hợp.

Công ty này đã làm việc với hơn 20 quỹ đầu tư tại Việt Nam, phục vụ 100.000 người dùng và giá trị các giao dịch thực hiện đạt 45 tỷ đồng (khoảng 1,9 triệu USD).

OnPoint

Số tiền đầu tư: 8 triệu USD

Vòng gọi vốn: Series A

Các nhà đầu tư: Kiwoom Investment , DAIWA-SSIAM Vietnam

Thành lập tháng 12/2017, OnPoint hiện là đơn vị dẫn đầu thị trường tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại điện tử (E-commerce Enabler). OnPoint sẽ trực tiếp quản lý gian hàng trực tuyến của doanh nghiệp từ A đến Z (bao gồm quản lý danh sách sản phẩm, quản lý giá, chăm sóc khách hàng trực tuyến, xử lý đơn hàng…). Bên cạnh đó, công ty cũng giúp các doanh nghiệp xây dựng, quản lý, thực hiện và đo lường các chiến dịch bán hàng và marketing trực tuyến. Từ đó giúp tăng nhanh doanh số bán hàng trực tuyến.

OnPoint đã cung cấp dịch vụ cho hơn 50 thương hiệu (L’Oreal, Shiseido, P&G, Rohto, Unilever International, Kimberly-Clark, Unicharm, Anlene, Aldo, Bosch). OnPoint đặt mục tiêu nâng tổng số khách hàng trong năm 2020 lên gấp đôi, đồng thời thúc đẩy tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty. Các nhà lãnh đạo của nuôi tham vọng đưa công ty vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường Đông Nam Á.

Wave

Số tiền đầu tư: 1,2 triệu USD

Vòng gọi vốn: Series A

Các nhà đầu tư: Insignia Ventures Partners, Hustle Fund, Skystar Capital

Ra đời vào năm 2019 bởi Kevin Cao và Ben Minh Le, Waves hiện cung cấp dịch vụ thu âm, làm video, audio chuyên nghiệp, bao gồm các thiết bị, phòng thu hiện đại, chỉnh sửa, làm marketing… Startup này đặt mục tiêu trở thành một trong những nền tảng hàng đầu ở Đông Nam Á về nội dung podcast và thu âm. Vào tháng 2 vừa rồi, nền tảng âm thanh trực tuyến Việt Nam Waves sẽ ra mắt ứng dụng di động, bước khởi đầu cho tham vọng mở rộng ra toàn khu vực

Ở thời điểm hiện tại, startup này đã sản xuất được 30 chương trình nội dung độc quyền cùng với đó là 50 chương trình thực hiện dưới dạng hợp tác. Ngoài ra Waves còn có hơn 500 nghìn chương trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, cho phép người dùng nghe hoàn toàn miễn phí.

Trong giai đoạn đầu, Startup Việt Nam chưa đầy một tuổi chú trọng hỗ trợ những nhà sáng tạo nội dung âm thanh ở Việt Nam trở thành một phần trong xu hướng âm thanh trước nhất đang nở rộ trong khu vực. Hiện tại, các nhà sáng tạo nội dung ở Việt Nam đang quen thuộc với những nền tảng như TikTok hay YouTube hơn là các nền tảng podcast như Waves.

Vietnam Startup Ecosystem

 

 

 

 

 

 

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *